DI TÍCH LỊCH SỬ DI TÍCH LỊCH SỬ

Chùa Dị Nậu (24/5/2010)
Ngày đăng 24/05/2010 | 02:16  | Lượt xem: 278

Chùa làng Dị Nậu thuộc xã Dị Nậu - huyện Thạch Thất, có tên chữ là “Bảo Quang tự”, cách đình 20m. Đó là ngôi chùa lớn bề thế trong vùng. Tấm bia dựng năm Dương Hoà 3 (1637) cho biết chùa Dị Nậu do Nguyễn Kính - một nhân vật lịch sử thời Mạc làm quan đến chức Thái sư tước Tây Kỳ bỏ tiền của ra công đức và tổ chức xây dựng. Sau đó, con ông là Nguyễn Liễn. Tước Đà Quốc Công và con gái là Mạc Thị Ngọc Đĩnh trùng tu những phần bị hư hỏng và xây dựng thêm một số hạng mục. Chùa gồm Tam quan ngoài, Tam quan trong, Tiền đường, thiêu hương và Thượng điện.  

Chùa làng Dị Nậu thuộc xã Dị Nậu - huyện Thạch Thất, có tên chữ là “Bảo Quang tự”, cách đình 20m. Đó là ngôi chùa lớn bề thế trong vùng. Tấm bia dựng năm Dương Hoà 3 (1637) cho biết chùa Dị Nậu do Nguyễn Kính - một nhân vật lịch sử thời Mạc làm quan đến chức Thái sư tước Tây Kỳ bỏ tiền của ra công đức và tổ chức xây dựng. Sau đó, con ông là Nguyễn Liễn. Tước Đà Quốc Công và con gái là Mạc Thị Ngọc Đĩnh trùng tu những phần bị hư hỏng và xây dựng thêm một số hạng mục. Chùa gồm Tam quan ngoài, Tam quan trong, Tiền đường, thiêu hương và Thượng điện.

 

Tam quan ngoài xây kiểu của vòm, mái chồng diêm, giả ngói ống. Tam quan trong 3 gian, 2 tầng, 4 mái ngắn . Tiền đường hồi bít đốc, 5 gian. Thiêu hương là ống muống 3 gian nối. Tiền đường với Thượng điện tạo cho không gian ngôi chùa, có kiểu chữ công. Thượng điện 5 gian song song với Tiền đường.

Chùa Dị Nậu lưu giữ 45 pho tượng làm bằng các chất liệu khác nhau. Đáng chú ý là pho tượng Tam thế, tượng A Di Đà, tượng Thích Ca Niệm Hoa có niên đại sớm vào thế kỷ XVII – XVIII.

 

Chùa có hai quả chuông đồng, một quả chuông đúc ở triều Nguyễn, còn một quả đúc năm đầu Bảo Hưng cuối triều Tây Sơn(1801).

 

Chùa Dị Nậu ngoài việc thờ Phật còn thờ vị thiền sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng thời Lý tu ở chùa Thầy. Hiện nay, gian bên trái nhà Tiền đường có khám thờ lớn, trong là ngai vàng thờ và tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh. Bên phải khám thờ tượng Bà quận chúa Mạc Thị Ngọc Đĩnh có tâm tu sửa chùa.

 

Hàng năm nhân ngày giỗ Nguyễn Kính, mồng 6 tháng 4 âm lịch nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ tiệc tưởng nhớ Tây Kỳ Vương tại chùa Di Nậu.

Nguồn: Cuốn di tích lịch sử Hà Tây - Sở Văn hóa thông tin Hà Tây -1999