VĂN HÓA - XÃ HỘI VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thạch Thất: Giao ban liên ngành đánh giá kết quả cho vay ủy thác quý I/2025
Ngày đăng 14/04/2025 | 16:39  | Lượt xem: 55

Thạch Thất: Giao ban liên ngành đánh giá kết quả cho vay ủy thác quý I/2025

Thực hiện các văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác, hợp đồng ủy nhiệm và chương trình hoạt động liên ngành giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và tổ chức chính trị- xã hội các cấp; chiều ngày 10/04/2025, liên ngành Ngân hàng CSXH và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cho vay huyện Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban định kỳ nhằm đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cho vay ủy thác quý I/2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.

Theo báo cáo đánh giá, trong quý I/2025, Ngân hàng CSXH huyện đã tham mưu kịp thời cho Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH phân bổ nguồn vốn kịp thời không để tồn đọng, lãng phí vốn. Phối hợp UBND xã, thị trấn tập huấn cho HĐt xã, thị trấn và tổ trưởng tổ TK&VV về công tác bình xét cho vay tại cơ sở công khai, đúng đối tượng, đúng mục đích và có ý thức tốt để cho vay. Phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác huyện tiếp tục tham mưu, thực hiện và tuyên truyền sâu rộng về Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách và tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TƯ ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Tính đến ngày 31/03/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn huyện Thạch Thất là trên 688 tỷ đồng, đạt 57,4% kế hoạch năm, với 11.448 hộ vay, dư nợ bình quân đạt hơn 60,1 triệu đồng/hộ. Trong đó cho vay ủy thác qua 4 hội đoàn thể nhận ủy thác (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) là 687,4 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ toàn huyện, thông qua 283 tổ tiết kiệm và vay vốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH huyện phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác, UBND các xã, thị trấn đôn đốc quyết liệt các trường hợp nợ lãi, nợ quá hạn, nợ khoanh; thường xuyên rà soát, kiểm tra các điểm giao dịch xã để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những thiếu sót và nâng cao chất lượng, hiệu quả tại các điểm giao dịch. Do đó, chất lượng tín dụng ủy thác được nâng lên, đến hết quý I/2025, nợ quá hạn ủy thác là 69 triệu đồng, giảm 14 triệu đồng so với đầu năm; nợ khoanh ủy thác là không đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện, trong quý Ban đại diện đã thực hiện kiểm tra tín dụng chính sách được 02 xã, 03 hội đoàn thể xã, 03 tổ TK&VV và 09 hộ vay. các Hội đoàn thể nhận ủy thác đã kiểm tra giám sát trong quý như sau:

- HND kiểm tra được 03/20 xã, 07 tổ TK&VV, 15 hộ vay.

- HPN không có kế hoạch kiểm tra trong quý.

- HCCB kiểm tra 05/20 xã, 05 tổ TK&VV, 26 hộ vay.

- ĐTN không có kế hoạch kiểm tra trong quý.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng CSXH Trung ương, đầu năm 2025, Ngân hàng CSXH huyện Thạch Thất đã xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện tại các xã, thị trấn để nâng cao chất lượng tín dụng. Trong quý I/2025 đã kiểm tra 02/10 xã theo kế hoạch đã được xây dựng từ đầu năm đạt 20% kế hoạch. Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã phối hợp cùng hội đoàn thể các cấp, UBND xã rà soát và cho vay hộ gia đình có học sinh sinh viên đang theo học và hộ gia đình có người chấp hành xong án phạt tù, Qua kiểm tra, việc bình xét của các tổ đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng và việc sử dụng vốn vay nhìn chung đều đúng mục đích. Trong quý I/2025, Chủ tịch UBND xã là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã thực hiện kiểm tra tín dụng chính sách được 20 thôn, 20 tổ TK&VV và 69 hộ vay.

Tại buổi giao ban, đại diện lãnh đạo các hội đoàn thể và Ngân hàng CSXH huyện đã phát biểu chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế; trao đổi, đề xuất các giải pháp liên quan đến việc bình xét cho vay; đôn đốc thu hồi nợ; công tác quản lý vốn vay; công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay vốn; dịch vụ Smart Banking ... nhằm duy trì ổn định chất lượng vốn vay tín dụng chính sách, góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương./.