VĂN HÓA - XÃ HỘI VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại
Publish date 24/04/2024 | 14:09  | Lượt xem: 31

UBND huyện Thạch Thất ban hành công văn số 692/UBND-KT ngày 23/4/2024 về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Theo đó, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, thành viên BCĐ PCD bệnh gia súc, gia cầm cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: 

 

 

Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn 

Thực hiện phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn theo đúng quy định của  Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y; Chỉ thị số 11/CT-TTg,  ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách  phòng, chống bệnh Dại; Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng  chính phủ về tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại; Kế hoạch  số 162/KH-UBND ngày 22/4/2022 của UBND huyện Thạch Thất về thực hiện  Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2030; Công văn số 247/UBND-KT ngày 20/02/2024 của UBND huyện về tăng cường  các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật trên địa bàn huyện Thạch Thất.  Tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm, cụ thể như sau: 

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống phát thanh về dấu hiệu  nhận biết, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại. Tuyên  truyền các quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại  động vật khác có nguy cơ gây bệnh, nhất là việc tiêm vắc xin phòng, chống bệnh  Dại cho chó, mèo; thực hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh Dại khi  động vật, đặc biệt là chó, mèo cắn. 

- Thực hiện nghiêm việc quản lý đàn chó, mèo nuôi; cập nhật thông tin và  lập sổ quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số  07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về  phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; tuyên truyền sâu rộng việc kê khai hoạt  động chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày  30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn một số điều của Luật chăn  nuôi về hoạt động chăn nuôi để người dân nắm bắt và chủ động thực hiện;  

- Thành lập, duy trì, tăng cường hoạt động có hiệu quả của các đội bắt chó  thả rông và có cơ chế hỗ trợ cho các đội bắt chó thả rông.

- Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức tiêm phòng bổ  sung vắc xin Dại cho đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng hoặc đã hết thời gian miễn  dịch bảo hộ theo quy định trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ 97% tổng đàn theo chỉ đạo của  UBND Huyện tại Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 27/02/2024 về tiêm vắc xin  phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện năm 2024. 
- Bố trí đầy đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên người và  động vật hằng năm theo quy định; ưu tiên bố trí kinh phí cho hoạt động bắt giữ, xử  lý chó thả rông và kinh phí tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo. 
- Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về chó nuôi, tiêm  phòng vắc xin Dại tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính  phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày  31/7/2017 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; xử lý nghiêm theo quy  định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về phòng, chống bệnh Dại và  quản lý chó nuôi. 
- Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện quản lý đàn chó;  phòng, chống bệnh dại ở động vật tại địa phương về Trung tâm dịch vụ nông  nghiệp huyện để tổng hợp. 

Phòng Kinh tế huyện 
Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tham mưu kịp thời các  văn bản chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh Dại trên  động vật. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bệnh Dại động  vật tại các xã, thị trấn. 

Trung Tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện 
- Phối hợp với phòng Kinh tế tham mưu kịp thời, có hiệu quả trong công tác  phòng, chống bệnh Dại, quản lý đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn. - Chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn tuyên truyền về tính chất nguy  hiểm của bệnh Dại, dấu hiệu nhận biết chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và các biện pháp  phòng chống bệnh Dại.  
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể có liên quan trong việc điều tra ổ  dịch, trao đổi, chia sẻ thông tin dịch bệnh Dại trên người và động vật theo quy định  tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ  Y tế và Bộ NN&PTNT về hướng dẫn phối hợp, phòng, chống lây truyền từ động  vật sang người. 
- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp quản lý đàn chó,  mèo nuôi và giám sát bệnh Dại động vật; 

Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện: 
+ Chỉ đạo Trạm Y tế các xã, thị trấn chia sẻ thông tin về các trường hợp  người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các  biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại trên người theo quy định.

+ Tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh Dại đầy đủ cho người bị động  vật cắn, đảm bảo đủ vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng.

+ Kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá  nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép  lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

+ Phối hợp tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho hệ thống y tế dự phòng các  cấp về kỹ năng giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh dại trên  người; tập huấn, tuyên truyền cho người dân biết cách xử lý khi bị chó, mèo cắn.

Các cơ quan, ban ngành

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn làm tốt công  tác tuyên truyền, vận động để các hội viên, đoàn viên và người dân tích cực tham  gia công tác phòng, chống bệnh Dại chó, mèo. Tăng  cường tuyên truyền trên đài phát thanh về công tác phòng, chống bệnh Dại để  người dân viết và chủ động phòng tránh. /.