AN NINH - QUỐC PHÒNG AN NINH - QUỐC PHÒNG

Cùng hành động phòng, chống mua bán người
Ngày đăng 23/07/2024 | 21:30  | Lượt xem: 80

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống mua bán người và Ngày Toàn dân Phòng, chống mua bán người (30/7) năm nay mang chủ đề: “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người”.

Thực hiện Công văn của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ về triển khai hoạt động hưởng ứng năm 2024, ngày 13/7/2024, UBND huyện Thạch Thất đã ban hành công văn số 1368, yêu cầu các phòng, ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7. 


Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm mua bán người diễn biến hết sức phức tạp trên khắp các tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào... Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng mua bán người cũng có những chuyển biến rất lớn và ngày càng tinh vi nhằm dụ dỗ các nạn nhân với các chiêu bài việc nhẹ, lương cao để lừa bán ra nước ngoài.
Về kết quả điều tra, xử lý, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã xảy ra 39 vụ án liên quan đến hành vi mua bán người (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó lực lượng Công an đã khởi tố 35 vụ, 104 đối tượng về hành vi này.
Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các cấp, các ngành từ huyện đến địa phương, qua đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người. Qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên tuyền về phòng, chống mua bán người, tăng cường công tác nắm tình hình, đấu tranh, trấn áp tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm mua bán người; đồng thời thiết thực hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 trên địa bàn huyện. 
UBND huyện đề nghị các phòng, ban, ngành, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người nói chung và công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về địa phương nói riêng, phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính và tình hình thực tế của địa phương như: tổ chức hội nghị tuyên truyền, diễu hành, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, hội thảo, tập huấn,...     
Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, treo panô, áp phích, cấp phát tờ rơi, thông qua video clip nội dung tuyên truyền về phòng chống mua bán người. 
Rà soát, thống kê số nạn nhân bị mua bán trở về để kịp thời hỗ trợ chế độ theo quy định; đồng thời tư vấn, hỗ trợ, kết nối, chuyển tuyến nạn nhân đến các cơ sở cung cấp dịch vụ và các Trung tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm nâng cao nhận thức, xóa bỏ mặc cảm tạo điều kiện cho nạn nhân (nếu có) hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Xây dựng các mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa nguy cơ bị mua bán.
UBND huyện đề nghị các phòng, ban ngành, UB MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội và UBND các xã, thị trấn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024 và báo cáo kết quả về UBND huyện qua Phòng Lao động –TB&XH huyện trước ngày 05/8/2024 để tổng hợp báo cáo Sở Lao động –TB&XH thành phố Hà Nội và Ban chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội./.