LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Các làng nghề truyền thống huyện Thach Thất
Publish date 20/05/2010 | 09:27  | Lượt xem: 320

Các làng nghề truyền thống huyện Thach Thất

Các làng nghề truyền thống huyện Thach Thất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số TT

Tên làng nghề

Tên xã

Sản phẩm làng nghề

Tổngsố doanh nghiệp

Tổng số hộ

Dân số

Lao động

Lao động làm nghề

Thu nhập bình quân làm nghề/tháng (nghìn đồng)

1

Cơ Kim khí Phùng Xá

Phùng Xá

Cơ kim khí

101

   1,350

   5,660

    2,547

   1,935

             1,700

2

Mộc may Hữu Bằng

Hữu Bằng

Mộc dân dụng, dệt may

50

   4,100

 14,978

    6,740

   4,950

             1,500

3

Mây Giang đan

 Bình Xá

Bình Phú

Mây giang đan xuất khẩu

2

      210

   1,320

    5,940

      270

             1,100

4

Mây Giang đan

Thái Hoà

Bình Phú

Mây giang đan xuất khẩu

9

      230

   1,550

    6,975

      330

             1,100

5

Mây giang đan

 Phú Hoà

Bình Phú

Mây giang đan xuất khẩu

5

      235

   1,470

    6,615

      290

             1,100

6

Chè Lam Thạch Xá

Thạch Xá

Chè Lam

12

      575

   2,300

    1,035

      570

             1,100

7

Mộc xây dựng

Canh Nậu

Canh Nậu

Mộc dân dụng

18

   3,500

 13,182

    5,931

   2,700

             1,300

8

Mộc xây dựng Dị Nậu

Dị Nậu

Mộc dân dụng

11

   1,450

   6,609

    2,974

   1,100

             1,200

9

Mộc Chàng Sơn

Chàng Sơn

Mộc dân dụng

43

   2,100

   8,717

    3,922

   1,700

             1,400

Tổng

 

 

251

 13,750

 55,786

  42,679

 13,845

           11,500

CHƯƠNG TRÌNH

Bảo tồn và phát triển làng nghề huyện Thạch Thất

giai đoạn 2008 - 2010 và những năm tiếp theo

          

 I. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Huyện Thạch Thất bao gồm 22 xã và 01 thị trấn. Hệ thống giao thông chính có quốc lộ 32 (phía Bắc), quốc lộ 21 (phía Tây), đường cao tốc Láng - Hoà Lạc (phía Nam), tỉnh lộ 419, 420 chạy qua huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, là một huyện được nhà nước quy hoạch các dự án lớn như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Công nghiệp Bắc Phú Cát và nằm trong chuỗi đô thị Miếu Môn, Xuân Mai, Hoà Lạc, là huyện có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, nhất là kinh tế công nghiệp - TTCN và thương mại, dịch vụ. Các làng nghề truyền thống như:

Cơ kim khí Phùng Xá; Mây tre đan Bình Phú;Mộc, May Hữu Bằng;Mộc Chàng Sơn ngày càng phát triển mạnh, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của làng tạo nên nhịp độ sản xuất sôi động và có xu hướng phát triển. Hiện nay giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN của 9 làng nghề chiểm trên 70% giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN của huyện. Với những sản phẩm làng nghề như cơ kim khí ở Phùng Xá được sản xuất đa dạng về mẫu mã mặt hàng và chủng loại, thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại. Năng xuất lao động ở làng nghề Phùng Xá ngày càng cao, sản phẩm sản xuất tiêu thụ ở thị trường rộng lớn, thu hút được nhiều lao động ở trong và ngoài địa phương tham gia.

Sản phẩm mây giang đan xuất khẩu ở Bình Phú đa dạng về mẫu mã, mặt hàng, nguồn nguyên liệu được khai thác rất thuận lợi, lao động tập trung đông, tận dụng được hết thời gian nhàn rỗi, tạo được nguồn thu nhập đồng đều trong nhân dân.

Sản phẩm chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất ở Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Hữu Bằng, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải. Nguyên liệu gỗ được nhập về Hữu Bằng, Chàng Sơn, Thạch Xá từ đó được chế biến thành sản phẩm thô và được sản xuất thành sản phẩm đồ gỗ, đồ trang trí nội thất ở các làng nghề, sản phẩm sản xuất ra đa dạng phong phú được tiêu thụ ở thị trường nội địa rộng lớn.

Sản phẩm chè lam ở Thạch Xá là sản phẩm của làng nghề truyền thống, sản xuất với khối lượng lớn, được tiêu thụ trên thị trường rộng lớn ở miền bắc, sản phẩm mây tre giang đan song mây ở Hạ Bằng, Cần Kiệm, Chàng Sơn và một số sản phẩm phụ ở các xã Lại Thượng, Bình Yên, Thạch Hoà cũng đã có bước phát triển. 

II. QUAN ĐIỂM PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIỂU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1. Quan điểm bảo tồn và phát triển làng

Bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống và nhân cấy nghề là một trong các giải pháp quan trọng để khai thác và phát huy nhân tố nội lực đang còn tiềm ẩn ở nông thôn các làng nghề thích ứng với điều kiện kinh tế của nền kinh tế thị trường, chính sách của Nhà nước, của tỉnh ban hành đã khuyến khích hôc trợ cáclàng nghề phát triển. Đay là những điêu kiện thuận lợi để các làng nghề truyền thống phát triển, đồng thời chyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế Công nghiệp - TTCN .

2. Phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề

Kết thúc năm 2006 kinh tế huyện có bước phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế được chuyển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng Công nghiệp - TTCN , giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sau khi chuyển đổi ngày càng cao, thu nhập của nhân dân trong huyện ngày càng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá ngày càng được tăng lên. Cơ chế chính sách cảu Nhà nước ngày càng được bổ sung hoàn thiện và tạo điều kiện để Công nghiệp - TTCN làng nghề phát triển.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hôi Đảng bộ huyện lần thứ XXI về phát triển Công nghiệp - TTCN giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo với những điều kiện và lợi thế sẵn có của địa phương đã và đang thực hiện, là cơ sở vững chắc tạo nên những nhân tố mới làm nồng cốt cho phong trào phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề cho giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo:

Xây dựng huyện Thạch Thất trở thành huyện Công nghiệp - TTCN và dịch vụ là nhiệm vụ đột phá then chốt làm động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế toàn huyện với nòng cốt là đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - TTCN làng nghề, tranh thủ những điều kiện thuận lợi và những tiềm năng sẵn có để thúc đẩy phát  triển kinh tế với tôvs độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN , xây dựng đạt 1.778.112 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân 21%/năm, cơ cấu kinh tế Công nghiệp - TTCN chiếm tỷ trọng 68,4% tỷ đồng cơ cấu kinh tế toàn huyện, phát triển mạnh kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển Công nghiệp - TTCN của huyện. Trong những năm tới tiếp tục triển khai phát triển các cụm, điểm công nghiệp gắn với làng nghề, tạo mặt bằng sản xuât thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ ở các làng nghề phát triển, bảo đảm sự phát triển bền vững của các làng nghề. Vận dụng tối đa nội lực, nội lực cộng đồng trong làng nghề.

3. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống:

Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống: Làng nghề chè lam thôn Thạch - xã Thạch Xá; làng nghề mộc Chàng Sơn xã Chàng Sơn, làng nghề mây giang đan xã Bình Phú, làng nghề Cơ kim khí xã Phùng Xá, làng nghề mộc xây dựng xã Dị Nậu, làng nghề mộc xã Canh Nậu, làng nghề mộc xã Hữu Bằng.

Bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống: Nghề cơ kim khí, mây tre giang đan, sản xuất mộc và chế biến lam sản, chè lam, thêu, dệt mành…

4. Phát triển làng nghề gắn với du lịch

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch

- Phát triển làng nghề gắn với các điểm du lịch

5. Phát triển làng nghề mới.

- Phát triển ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng.

- Phát triển ngành nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

- Phát triển ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

- Phát triển ngành nghề xây dựng và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống của nông thôn.

6. Danh mục các dự án đầu tư:

Đan lát, tre, dệt, thêu ren, thêu tranh, mộc, cơ kim khí, sơn mài và một số nghề khác: Làm rối nước, chế biến nông sản thực phẩm.

 

(Theo tài liệu phòng Công thương huyện Thạch Thất)