LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

9 làng nghề truyền thống: Tiềm năng và ưu thế phát triển
Publish date 04/03/2013 | 07:56  | Lượt xem: 661

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 18.459,05 ha dân số là 199.470 người (theo số liệu năm 2012). Trên địa bàn huyện có 23 xã, thị trấn với tổng số 200 thôn. Hiện nay đã có 09 làng nghề trên địa bàn huyện được công nhận làng nghề truyền thống gồm có : Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá xã Phùng Xá; làng nghề mộc, may Hữu Bằng xã Hữu Bằng...

9 làng nghề truyền thống: Tiềm năng và ưu thế phát triển

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 18.459,05 ha dân số là 199.470 người (theo số liệu năm 2012). Trên địa bàn huyện có 23 xã, thị trấn với tổng số 200 thôn. Hiện nay đã có 09 làng nghề trên địa bàn huyện được công nhận làng nghề truyền thống gồm có : Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá xã Phùng Xá; làng nghề mộc, may Hữu Bằng xã Hữu Bằng; làng nghề mây tre giang đan xuất khẩu Thái Hòa, Phú Hòa, Bình Xá xã Bình Phú; làng nghề mộc Chàng Sơn xã Chàng Sơn; làng nghề mộc, xây dựng Canh Nậu xã Canh Nậu; làng nghề mộc, xây dựng Dị Nậu xã Dị Nậu; làng nghề chè lam Thạch Xá xã Thạch Xá. Trên địa bàn huyện đã quy hoạch và thực hiện 01 khu công nghiệp, 08 cụm công nghiệp với tổng diện tích 264 ha tạo điều kiện về mặt bằng để các doanh nghiệp hộ sản xuất ra sản xuất tâp trung khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường.

 

Trong thời gian qua huyện tiếp tục phát huy tiềm năng của các làng nghề thủ công truyền thống như: làng nghề mộc may Hữu bằng, làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá, làng nghề Mây giang đan xã Bình Phú, làng nghề mộc xây dựng Canh Nậu, làng nghề mộc xây dựng Dị Nậu, làng nghề chè lam Thạch Xá, trong quá trình tồn tại và phát triển, đến nay 75 làng có nghề, 9 làng được công nhận là làng nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống đã thu hút nhiều lao động có việc làm ở nông thôn khá hiệu quả, từ đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nhiều sản phẩm làm ra mang tính thủ công truyền thống, có tính độc đáo như mộc Chàng Sơn, Canh Nậu, cơ kim khí Phùng Xá đã góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, sản phẩm của các làng nghề được tiêu thụ ở thị trường rộng lớn. Hiện nay một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn đang tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ triển lãm và quảng bá sản phẩm bằng nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhiều Nghệ nhân, thợ giỏi ở các làng nghề đã tự nguyện tham gia Hội Nghệ nhân, thợ giỏi huyện Thạch Thất đồng thời cũng là thành viên của hội Nghệ nhân, thợ giỏi Thành phố Hà Nội, đây là điều kiện rất tốt để tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp tục phát triển.

 

* Vài nét về 9 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống:

 

1.  Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá 

Địa chỉ: Xã Phùng Xá - Huyện Thạch Thất. Làng nghề Cơ kim khí Phùng Xá thuộc huyện Thạch Thất, tương truyền ngày xưa cụ Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan sau thời gian đi xứ Trung Quốc về đã hướng dẫn lại cho dân làng Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, Thạch Thất nghề cơ kim khí sản xuất ra cày, bừa, cuốc, xẻng. Cùng với sự phát triển của đất nước, nhân dân trong làng với nghề rèn-cơ khí truyền thống đã tự nghiên cứu học hỏi công nghệ sản xuất tiên tiến để áp dụng vào sản xuất. Đến nay, trong xã có gần 200 doanh nghiệp và có 2.225 lao động tham gia làm nghề trên tổng số 2.929 lao động trên địa bàn xã. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như cuốc, xẻng, cày bừa, đinh các loại…hiện nay cơ kim khí Phùng Xá còn nổi tiếng hơn với nhiều sản phẩm như: Khung nhà cỡ lớn, tôn lượn, tôn lá, cửa sắt…

 

2. Làng nghề mây tre giang đan Thái Hòa


Địa chỉ: Thôn Thái Hòa - Xã Bình Phú - Huyện Thạch Thất. Thôn Thái Hòa là một trong những thôn có nghề mây tre đan truyền thống của xã Bình Phú, huyện Thạch Thất. Đầu năm 1960, mặt hàng chủ yếu là dép mây, mũ nan. Sau đó nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng, những nghệ nhân trong làng đã nghiên cứu, mày mò, tạo ra những sản phẩm mới như: quạt lá đề, lãng hoa, lót cốc… Những mặt hàng này không chỉ tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn thu hút được các đơn đặt hàng từ nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng đã giải quyết được việc làm cho nhân dân trong xã và đóng góp đáng kể vào kinh tế hộ gia đình. Nghề mây giang đan đã thu hút được 380 lao động trong thôn, với tổng số 11 doanh nghiệp sản xuất.

 

3. Làng nghề mây tre giang đan Bình Xá

 

Địa chỉ: Thôn Bình Xá - Xã Bình Phú - Huyện Thạch Thất. Nghề mây tre đan của thôn Bình Xá có từ lâu đời, qua quá trình lao động cần cù cộng với sự sáng tạo cải tiến mẫu mã, pha chế nguyên vật liệu, người lao động nơi đây đã tạo được những sản phẩm độc đáo như quạt chữ, đĩa mây… được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện trong thôn có 311 lao động tham gia sản xuất hàng mây tre đan.

 

 

4. Làng nghề mộc – xây dựng Canh Nậu

 

Địa chỉ: Xã Canh Nậu - Huyện Thạch Thất. Xã Canh Nậu là làng nghề truyền thống về mộc và xây dựng dân dụng. Từ khi có nghề đến nay, nghề mộc của xã ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, hàng năm thu hút hàng ngàn lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã và một số xã lân cận góp phần tăng thu nhập gia đình, thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững. Sản phẩm đặc trưng của làng nghề là: đồ mộc dân dụng, đồ gỗ giả cổ, mỹ nghệ cao cấp, khuôn cửa công trình… số lao động làm nghề là 3.105/6.821 lao động trên địa bàn xã.

 

5. Làng nghề mộc dân dụng Chàng Sơn

 

Địa chỉ: Xã Chàng Sơn - Huyện Thạch Thất. Làng nghề mộc Chàng Sơn có từ lâu đời. Tên làng nghề ngày xưa là Nủa Chàng, chữ "chàng" ở đây là chỉ là mang tên một dụng cụ để làm nghề mộc. Đến năm 1956, làng Nủa Chàng được gọi là Chàng Sơn. Ngoài nghề mộc là nghề chính, Chàng Sơn còn có các nghề thủ công mỹ nghệ như song mây cao cấp, tre giang đan, quạt giấy, đũa, quạt nan và các mặt hàng khác. Hiện nghề mộc dân dụng đã thu hút được 1.955/4.510 lao động trên địa bàn xã. Hiện nay nghề mộc Chàng Sơn nổi tiếng với nhiều mặt hàng từ tủ chè, tràng kỷ, sập, phản, giường, cầu thang, đồ thờ, nhà cổ, các công trình tôn giáo tín ngưỡng như: đình, chùa…

 

6. Làng nghề mộc – may Hữu Bằng

 

Địa chỉ: Xã Hữu Bằng – huyện Thạch Thất. Xã Hữu Bằng là làng nghề truyền thống về mộc và may. Hữu bằng là một trong những địa phương thu hút nhiều lao động làm nghề nhiều nhất trên địa bàn huyện. Từ khi có nghề đến nay, nghề mộc và may của xã ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, hàng năm thu hút hàng ngàn lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã và một số xã lân cận góp phần tăng thu nhập gia đình, thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững. Số lao động làm nghề là 5.742/7.818 lao động trên địa bàn xã.

 

7.  Làng nghề mộc – xây dựng Dị Nậu


Xã Dị Nậu là làng nghề truyền thống về mộc và xây dựng. Từ khi có nghề đến nay, nghề mộc của xã ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, hàng năm thu hút hàng ngàn lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã và một số xã lân cận góp phần tăng thu nhập gia đình, thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững. Sản phẩm đặc trưng của làng nghề là: đồ mộc dân dụng, đồ gỗ giả cổ, mỹ nghệ cao cấp, khuôn cửa công trình… số lao động làm nghề là 1.265/3.420 lao động trên địa bàn xã.

 

 


  1. 8.     Làng nghề chè lam Thạch Xá


Địa chỉ: Xã Thạch Xá - Huyện Thạch Thất. Theo truyền thuyết, nghề làm bánh chè lam gắn bó với làng từ rất lâu đời. Đến nay thị trường chè làm vẫn được duy trì và phát triển. Vào mùa vụ (3 tháng xuân) hầu như cả làng đều sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Sản phẩm chủ yếu phục vụ ngày tết, lễ hội, khách du lịch tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Hiện trong thôn có 656/1.190 lao động tham gia sản xuất làm nghề, chiếm 55% số lao động của toàn thôn với 14 doanh nghiệp sản xuất chè lam.


 

9. Mây giang đan Phú Hoà


Thôn Phú Hòa là một trong những thôn có nghề mây tre đan truyền thống của xã Bình Phú, huyện Thạch Thất. Các mặt hàng chủ yếu là quạt lá đề, mũ nan. Sau đó nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng, những nghệ nhân trong làng đã nghiên cứu, mày mò, tạo ra những sản phẩm mới như: quạt lá đề, lãng hoa, lót cốc… Những mặt hàng này không chỉ tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn thu hút được các đơn đặt hàng từ nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng đã giải quyết được việc làm cho nhân dân trong xã và đóng góp đáng kể vào kinh tế hộ gia đình. Nghề mây giang đan đã thu hút được 334/7.607 lao động trong thôn, với tổng số 11 doanh nghiệp sản xuất.

 

VHTT